PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 62 thuật ngữ gần giống
Lãnh thổ kinh tế

Bao gồm lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý của Nhà nước mà ở đó cư dân, hàng hóa, tài sảnvốn được tự do lưu thông

 

 

 

Nguồn: 02/2020/TT-BKHĐT

Định mức kinh tế - kỹ thuật về sản phẩm, dịch vụ công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Là mức hao phí cần thiết về lao động, vật tư, máy móc thiết bị để hoàn thành một sản phẩm, dịch vụ công trong một điều kiện cụ thể (hoặc một khối lượng công việc nhất định) đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn, chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

 

Nguồn: 06/2021/TT-BNNPTNT

Tổ chức kinh tế

tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, trừ tổ chức tín dụng được phép.

 

 

Nguồn: 02/2021/TT-NHNN

Tổ chức kinh tế

Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh

 

 

 

Nguồn: 61/2020/QH14

Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

Là báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi) được lập trong trường hợp dự án thực hiện theo phương án thiết kế 01 bước.

 

Nguồn: 73/2019/NĐ-CP

Thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích

Là ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa đối với nội dung bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do dự án đề xuất để làm cơ sở cho chủ đầu tư xem xét, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật trước khi quyết định phê duyệt hoặc trình người có thẩm quyền phê duyệt dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo quy định hiện hành.

 

Nguồn: 166/2018/NĐ-CP

Đoàn kinh tế - quốc phòng

đơn vị quân đội, do Bộ Quốc phòng thành lập đ triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển khu kinh tế - quốc phòng.

 

Nguồn: 164/2018/NĐ-CP

Khu kinh tế - quốc phòng

Là khu vực có ranh giới xác định bao gồm một số của một hoặc nhiều huyện, thuộc một hoặc một số tỉnh, các đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tếthềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với hệ thống quy hoạch quốc gia. Trong khu vực đó, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

 

Nguồn: 164/2018/NĐ-CP

Tổ chức kinh tế

Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, trừ tổ chức tín dụng được phép.

 

Nguồn15/2015/TT-NHNN

An ninh kinh tế

Sự ổn định, phát triển đúng định hướng và vững mạnh của nền kinh tế đất nước.

ở Việt Nam, an ninh kinh tế được hiểu là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hỉnh thức sở hữu  khác nhau.

An ninh kinh tế là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh kinh tế bao gồm các hoạt động về công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu và hành động phá hoại kinh tế của các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân; bảo vệ và thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước; sự an toàn của cơ sở vật chất, của đội ngũ cán bộ khoa học - kĩ thuật, cán bộ quản lí và bí mật kinh tế. Bảo vệ an ninh kinh tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các ngành, các cấp và mọi công dân, trong đó thủ trưởng các ngành, các đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm chính. Lực lượng công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch và các loại tội phạm phá hoại kinh tế.

Thời gian và phương thức thanh toán hợp đồng kinh tế

Quy định về thời gian và phương thức thanh toán hợp đồng giao khoán

Tổ chức kinh tế ở nước ngoài

tổ chức kinh tế được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh ở nước ngoài theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng  lãnh thổ  tiếp nhận  đầu tư để thực hiện các hoạt động đầu tưquốc gia, vùng  lãnh thổ tiếp nhận đầu tư, trong đó nhà đầu tư Việt Nam sở hữu một phần hay toàn bộ  vốn  đầu tư.

 

Nguồn: 83/2015/NĐ-CP

Tổ chức kinh tế

Là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

 

Nguồn: 89/2016/NĐ-CP

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Chương trình phát triển là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương  quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực trong một thời gian nhất định.

 

Nguồn: 03/2016/TT-BKHCN

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Là công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế-xã hội phải đạt được trong khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc của một địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả và cao nhất.

 

Nguồn: 05/2016/TT-BKHĐT

An ninh kinh tế

Sự ổn định, phát triển đúng định hướng và vững mạnh của nền kinh tế đất nước.

Ở Việt Nam, an ninh kinh tế được hiểu là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau.

An ninh kinh tế là một bộ phận của an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh kinh tế bao gồm các hoạt động về công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống âm mưu và hành động phá hoại kinh tế của các thế lực thù địch và các loại tội phạm kinh tế gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân; bảo vệ và thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước; sự an toàn của cơ sở vật chất, của đội ngũ cán bộ khoa học - kĩ thuật, cán bộ quản lí và bí mật kinh tế. Bảo vệ an ninh kinh tế là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các ngành, các cấp và mọi công dân, trong đó thủ trưởng các ngành, các đơn vị kinh tế chịu trách nhiệm chính. Lực lượng công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế lực thù địch và các loại tội phạm phá hoại kinh tế.


Đăng nhập

Quên mật khẩu?   Đăng ký mới
Đăng nhập bằng Google

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.241.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!